Chất vải Microfiber là gì? Ưu, nhược điểm sợi vải Microfiber

Microfiber là một trong những chất liệu cực kỳ quen thuộc trong lĩnh vực chăn ga gối đệm. Với nhiều ưu điểm vượt trội về chất lượng cũng như tính thẩm mỹ, chất liệu này được xem là một bước tiến quan trọng trong việc ứng dụng sản xuất chăn ga gối đệm và được ứng dụng phổ biến trong nhiều ngành hàng khác. Vậy chất vải Microfiber là gì? Những ưu và nhược điểm của sản phẩm? Trong bài viết này, hãy cùng Xưởng May Đồng Phục Đà Nẵng tìm hiểu ngay nhé. 

Tìm hiểu đôi nét về loại vải Microfiber

Vải Microfiber hay còn được gọi với các tên khác là vải Microtex, đây là loại vải sợi tổng hợp có cấu trúc siêu nhỏ, đường kính < 10mm, ước chừng chỉ khoảng ⅕ đừng kính của một sợi tóc. Chất liệu này được nhiều người dùng ưa chuộng bởi khả năng cân bằng độ cứng và độ mềm tốt, mang lại trải nghiệm thoải mái nhất cho người sử dụng. 

Tìm hiểu đôi nét về loại vải Microfiber
Tìm hiểu đôi nét về loại vải Microfiber

Nguồn gốc sợi vải Microfiber

Ra đời vào những năm 50 của thế kỷ XX, Sợi vải Microfiber có nguồn gốc từ việc phát triển và nghiên cứu công nghệ sản xuất sợi siêu nhỏ. Công nghệ này đã được phát triển với mục tiêu tạo ra sợi vải có đường kính nhỏ hơn cả sợi tơ tằm và sợi tơ tự nhiên. Đến năm 1960, loại sợi vải này được chính thức phát triển bởi một nhà khoa học tại Nhật Bản. Đồng thời, năm này cũng được đánh dấu là cột mốc quan trọng tạo tiền đề cho sự ra đời của sợi vải microfiber và được ứng dụng chủ yếu trong ngành dệt may mặc. 

Mãi đến năm 1990, vải microfiber mới chính thức được công bố tại Thị Điểm và lan rộng ra các nước khắp khu vực Châu Âu. Ngày nay, nhờ những ưu điểm và tính năng vượt trội của nó mà loại vải này được ứng dụng phổ biến trong lĩnh vực may mặc, chăn ga gối đệm và các vật dụng làm sạch chuyên nghiệp. 

Thành phần vải Microfiber là gì?

Sợi vải Microfiber được cấu tạo từ 2 thành phần chính bao gồm: Polyester và Polyamide. Trong đó, sợi Polyester có tỉ lệ chiếm hơn 80% và 20% còn lại là Polyamide. Với sự kết hợp của các sợi nhỏ, vải Microfiber có cấu trúc mịn màng và đường kính nhỏ hơn sợi vải truyền thống. Điều này tạo ra bề mặt mềm mại, mịn màng và có khả năng hút ẩm tốt hơn. Cấu trúc siêu nhỏ của sợi Microfiber cũng giúp tăng cường tính linh hoạt và khả năng chống nhăn của vải.

Thành phần vải Microfiber là gì?
Thành phần vải Microfiber là gì?

Tuy nhiên, tỷ lệ của 2 thành phần này có thể thay đổi linh hoạt tùy vào đơn vị sản xuất và nhu cầu của người tiêu dùng. Tuy nhiên, tỷ lệ Polyester vẫn phải chiếm tối thiểu 70% trong kết cấu của vải Microfiber. 

Đồng thời, tỷ lệ pha trộn vải cũng ảnh hưởng trực tiếp đến kết cấu sợi vải Microfiber. Tuy nhiên, việc trộn tỷ lệ polyester nhiều hơn sẽ giúp chất liệu có độ bền tối hơn, cứng hơn và khả năng hấp thụ cũng kém hơn. Ngược lại, nếu tỷ lệ polyester ít hơn sẽ cho ra thành phẩm có độ mềm dẻo, khả năng hấp thụ tốt, độ bền cũng sẽ thấp hơn. 

Ưu – Nhược điểm vải sợi Microfiber

Có thể nói, vải Microfiber là loại vải sợi tổng hợp được đánh giá cao hiện nay bởi nhiều ưu điểm vượt trội mà sản phẩm mang lại cho người sử dụng. Bên cạnh đó, vải Microfiber vẫn còn tồn tại một vài nhược điểm không đáng kể. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về ưu và nhược điểm của vải Microfiber trong phần dưới đây. 

Ưu - nhược điểm vải sợi Microfiber
Ưu – nhược điểm vải sợi Microfiber

Ưu điểm

  • Sợi Microfiber có cấu trúc siêu nhỏ, tạo ra bề mặt mềm mại và mịn màng, mang lại cảm giác thoải mái và êm ái khi tiếp xúc với da.
  • Được cấu tạo từ 2 thành lành tính nên các sản phẩm được làm từ vải microfiber thường rất an toàn đối với sức khỏe người dùng, ngăn chặn được các bệnh về da liễu, kích ứng, dùng được cho những người có làn da nhạy cảm. 
  • Vải Microfiber có khả năng hút ẩm cao gấp 7 lần và làm khô nhanh gấp 3 lần so với các chất liệu khác. 
  • Với cấu trúc siêu nhỏ, sợi Microfiber có tính chống nhăn tốt, giúp áo quần và các sản phẩm vải duy trì hình dáng ban đầu sau nhiều lần sử dụng và giặt. 
  • Chất liệu này cũng rất dễ dàng làm sạch và kháng khuẩn, giữ cho sản phẩm luôn tươi mới và không bị mùi hôi.
  • Vải Microfiber có khả năng chịu nhiệt tốt được dùng rộng rãi trong ngành công nghiệp, sản phẩm tiêu dùng, thể thao, khăn lau, giày dép, đồ nội thất và đồ gia dụng,… 
  • Nhờ cấu trúc chặt chẽ, chắc chắn nên loại vải này có độ bền cao, có thể sử dụng trong thời gian lâu dài mà không lo phai màu hay đổ lông, bám bụi trên vải. 
  • Vải Microfiber có khả năng kháng khuẩn tốt, loại bỏ được đến 99% vi khuẩn ngăn ngừa các mầm mống gây bệnh. 

Nhược điểm

  • Vải Microfiber không thấm nước tốt và khó thoát mồ hôi và hơi ẩm, gây cảm giác ẩm ướt và nóng bức trong một số tình huống.
  • Loại vải này có thể mang lại cảm giác nóng bức khi sử dụng vào mùa hè. 

Ứng dụng thực tế của chất vải Microfiber

Với những đặc tính độc đáo của mình, chất vải Microfiber được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực thực tế, bao gồm:

Ứng dụng thực tế của chất vải Microfiber
Ứng dụng thực tế của chất vải Microfiber
  • Ngành công nghiệp chăn ga gối đệm: Ứng dụng đầu tiên phải kể đến của loại vải Microfiber chính là được sử dụng để sản xuất chăn ga gối đệm cao cấp, điển hình trong đó là thương hiệu Everon. Chăn màn được làm từ vải Microfiber thường mang lại cảm giác êm ái, thoải mái, độ bền cao, kiểu dáng đa dạng,… cho quý khách lựa chọn. 
  • Sản phẩm gia dụng: Vải Microfiber được sử dụng để làm khăn lau, khăn tắm, ga trải giường, bộ nồi chảo chống dính và các loại vật dụng nhà bếp khác. Chất vải này giúp làm sạch mạnh mẽ và làm bóng các bề mặt mà không để lại vết nhăn hay vết bẩn.
  • Ngành công nghiệp lau chùi: Vải Microfiber được sử dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp lau chùi như lau kính, lau bề mặt, lau ô tô, lau dụng cụ y tế và lau các bề mặt nhạy cảm khác. Khả năng hút ẩm và khả năng làm sạch mạnh mẽ của vải Microfiber giúp nhanh chóng loại bỏ bụi bẩn, dầu mỡ và vi khuẩn.
  • Thời trang và may mặc: Chất vải Microfiber được sử dụng trong việc sản xuất áo quần, đồ lót, đồ bơi và các sản phẩm thời trang khác. Với đặc tính mềm mại, mịn màng và khả năng chống nhăn, nó tạo ra những sản phẩm thoải mái và bền đẹp.
  • Thể thao và hoạt động ngoài trời: Vải Microfiber thường được sử dụng trong việc sản xuất áo thể thao, đồ lót thể thao, khăn đa năng và các sản phẩm liên quan đến hoạt động ngoài trời. Với khả năng hút ẩm, kháng khuẩn và nhanh khô, nó giúp duy trì cảm giác thoáng mát và thoải mái trong quá trình vận động.
  • Ngành công nghiệp ô tô: Vải Microfiber được sử dụng trong việc làm ghế xe, trần xe và các bề mặt nội thất khác của ô tô. Với khả năng làm sạch mạnh mẽ và chống tĩnh điện, nó giúp duy trì sự sạch sẽ và trang nhã của nội thất xe.

Có thể thấy, vải Microfiber không những được đánh giá cao về chất lượng cũng như những công năng vượt trội mà nó mang lại, nó còn là loại vải thân thiện với môi trường được nhiều người dùng ưu tiên lựa chọn. Hy vọng, những giải đáp chi tiết của chúng tôi trong bài viết này sẽ giúp mọi người hiểu rõ về chất liệu vải Microfiber và ứng dụng chất liệu này đúng cách để nó có thể phát huy hết công dụng của mình. 

Ngoài ra, nếu mọi người đang có nhu cầu tìm hiểu so sánh các loại vải với nhau có thể truy cập ngay website chính thức của chúng tôi để tham khảo thêm nhiều thông tin hữu ích khác về vải gấm, vải lụa, vải voan, vải chiffon, vải ren, vải Fabric, vải Linen,… để biết được tính chất cũng như ưu & nhược điểm của từng loại vải cũng như ứng dụng của chúng vào cuộc sống. 

Thông tin liên hệ: 

  • CÔNG TY TNHH MAY MẶC THANH HƯNG
  • Hotline: 0905 195 659 – 0932.270.659
  • Email: dongphucthanhhungvn@gmail.com
  • Website: dongphucthanhhung.vn
  • Địa chỉ: B285 lô 56-57 Khu đô thị sinh thái Nam Hoà Xuân, phường Hòa Quý, quận Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0905.195.659
icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon
chat-active-icon