Vải lụa là gì? Có mấy loại vải lụa thường gặp

Nhược điểm của vải lụa

Hẳn rằng ai trong số chúng ta cũng đều đã từng nhìn qua hình ảnh về quần áo vải lụa. Thế nhưng, trên thực tế, khái niệm vải lụa là gì và các phân loại của vải này thì bạn vẫn chưa nắm được đúng không? Đi tìm câu trả lời cùng Đồng phục Thanh Hưng nhé!

Vải lụa là gì?

Vải lụa thực chất là loại vải được cấu thành từ những sợi tự nhiên có nguồn gốc từ côn trùng bướm hoặc tằm, nhện. Trong số đó, loại lụa được làm nên từ sợi tơ tằm có chất lượng tốt hơn hẳn. Loại vải này được xếp vào phân loại cao cấp nhất trên thị trường. Đặc tính nổi bật của chúng chính là mềm, mịn và mỏng nhẹ. Nhờ vậy, mang đến sự thoải mái nhất định cho người dùng.

Chất liệu vải lụa quen thuộc với người dân
Chất liệu vải lụa quen thuộc với người dân

Giá thành của các phân loại vải lụa đều vô cùng cao. Dù vậy, trên thị thường chúng vẫn có chỗ đứng nhất định và nhận về nhiều lượt yêu thích của các khách hàng. Ở thời điểm hiện tại, lụa được sử dụng rất nhiều trong đời sống con người. Điển hình nhất là may quần áo, làm chăn ga, rèm cửa…

Lụa khi được làm từ sợi tơ tằm sẽ có được độ bóng nhất định. Hơn nữa, độ đàn hồi của nó cũng đạt đến ngưỡng tốt nhất. Vải thường không bị nhăn hay biến dạng dù cho bạn vò thế nào đi nữa. Màu sắc chủ đạo của loại vải lụa là trắng và kèm.

Vải lụa tiếng anh là gì?

Trong ngôn ngữ tiếng Anh, vải lụa được định nghĩa với cụm từ Silk. Khi đọc cụm từ này, thứ gợi nhớ tâm trí của người ta đầu tiên chính sự mềm mịn và sang trọng.

Nguồn gốc xuất xứ của vải lụa

Nghề trồng dâu và nuôi tằm đã được phát triển từ thuở ông cha ta. Dựa theo nhiều tài liệu ghi chép thì nó đã có mặt từ 6000 năm trước công nguyên. Người ta phát hiện nơi có tằm và dâu đầu tiên là ở Trung Quốc.

Ban đầu, sợi tơ được sản xuất không nhiều, đáp ứng không kịp nhu cầu sử dụng của người dân. Do đó, giá thành của chúng vô cùng đắt, chỉ các vị thần trong triều đình mới được sử dụng.

Nguồn gốc của vải lụa là ở Trung Quốc
Nguồn gốc của vải lụa là ở Trung Quốc

Sau đó, nghề nuôi tằm dệt vải bắt đầu xuất hiện ở Tây Âu. Không lâu sau đó, các nước Châu Á cũng bắt đầu thực hiện nuôi trồng và dần dần phổ biến cả ở Việt Nam.

Tại nước ta, lụa đã bắt đầu xuất hiện ở thời vua Hùng thứ 6. Càng về sau, quá trình dệt lụa ngày càng được cải tiến và đạt đến độ tinh xảo nhất. Chúng vừa mang đến giá trị kinh tế tốt lại được người dân ưa chuộng. Do đó, đã xuất hiện một số làng nghề nổi bật ở nước ta như Vạn Phúc – Hà Đông, Mỹ Á,…

Quy trình sản xuất vải lụa 

Những tấm lụa cao cấp ra đời cần trải qua nhiều công đoạn sản xuất nghiêm ngặt. Cụ thể, có 5 công đoạn chính là:

 

  • Nuôi tằm: Người dân sẽ dùng đến lá dâu để nuôi dưỡng tằm trong khoảng 1 tháng. Trong thời gian này chúng sẽ nhả tơ.
  • Nhả tơ kén: Người thợ nuôi sẽ dùng những chiếc kén có kích thước vừa phải đặt vào khu vực của tằm. Chúng sẽ nằm vào đó và bắt đầu nhả tơ ra ngoài. Sau khi hết tơ thì tằm sẽ hóa thành nhộng.
  • Ươm tơ: Kết thúc quá trình nhả tơ, công đoạn ươm tơ sẽ bắt đầu diễn ra trong vòng 5 ngày. Các ổ kén lúc này sẽ được đưa vào trong nồi nước đã đun sôi trước đó. Người dân sẽ đảo đều để kén được mềm ra và tự bong khỏi nhộng. Các mối gối của tơi sẽ được rút ra và chập lần lượt 10 sợi lại 1 lần để cuốn vào tơ chuyên dụng.
  • Dệt vải: Đây là công đoạn quan trọng trong việc quyết định đến sợi vải được tạo ra có tốt hay không. Dựa vào chất lượng của sợi tơ mà người dân sẽ tận dụng các cách dệt khác nhau. Như vậy sẽ thỏa mãn được cao nhất chất lượng vải lụa.
  • Nhuộm màu: Vải được cho vào nước nóng để loại phần keo bám trên bề mặt. Sau đó, thợ sẽ nhuộm theo màu yêu thích.
Muốn tạo 1 tấm lụa thành sản phẩm phải qua nhiều công đoạn
Muốn tạo 1 tấm lụa thành sản phẩm phải qua nhiều công đoạn

 

Ưu nhược điểm của vải lụa

Vải lụa là gì cũng như nguồn gốc của loại này bạn nắm được rồi đúng không? Vải lụa được ngợi ca rất nhiều về mặt chất lượng. Thế nhưng, sẽ không có sản phẩm nào hoàn hảo tuyệt đối. Vải lụa cũng đang tồn tại một số hạn chế mà có thể bạn chưa biết, cụ thể:

Ưu điểm

  • Vải lụa có thể giúp cho trang phục của người mặc trở nên nhẹ, bền và sở hữu được gam màu sáng bóng nhất.
  • Diện trang phục vào mùa hè vô cùng mát. Nhưng tới đông đến lại giữ được nhiệt tốt vô cùng.
  • Vải có được độ hút ẩm vô cùng cao.
  • Tính chịu nhiệt của vải cũng được đánh giá tốt.
  • Nguồn gốc của vải là các sợi tự nhiên nên hoàn toàn không gây ảnh hưởng đến da người dùng.
  • Vải đặc biệt thân thiện với môi trường sống.
Vải lụa có nhiều ưu điểm nổi trội
Vải lụa có nhiều ưu điểm nổi trội

Nhược điểm

Một số hạn chế điển hình của vải lụa là gì?

  • Giá thành cao hơn so với các phân loại khác. Vì thế, khá nhiều người dùng không thể tiếp cận được đến các sản phẩm được làm từ chất liệu vải này.
  • Độ co giãn của vải lụa chỉ nằm ở mức tương đối.
  • Nếu có côn trùng tấn công, vải sẽ rất dễ bị hỏng.
Nhược điểm của vải lụa
Nhược điểm điển hình của vải lụa là có giá thành cao

Vải lụa có mấy loại?

Ngày nay, với sự sáng tạo của nhiều nhà sản xuất, các phân loại vải lụa ngày càng đa dạng. Trong số đó phải kể đến 4 phân loại vải dưới đây:

Vải lụa tơ tằm

Loại vải này được xem là hàng cao cấp nhất. Chúng được tạo nên từ 100% sợi tơ tằm. Do đó, màu sắc của vải thường nghiêng về trắng ngà chứ không có được màu trắng tinh khiết.

Chất vải lụa tơ tằm
Chất vải lụa tơ tằm

Người ta thường miêu tả chất liệu vải này bằng cụm từ “đơn giản nhưng cao cấp”. Màu sắc vải không quá cầu kỳ, không quá bắt mắt nhưng lại khiến người ta phải thốt lên kinh ngạc bởi những giá trị mà nó mang lại.

Vải lụa Satin

Satin được tạo nên từ kỹ thuật vân đoạn. Các sợi ngang và dọc trong phân loại vải này được đan kết vào nhau. Do đó, cấu trúc của vải chắc chắn hơn rất nhiều so với các phân loại khác. Đây cũng là vải được dệt từ những sợi tơ tằm thượng hạng. Do vậy, chất luwoujng cũng không hề thua kém so với vải lụa tơ tằm.

Vải lụa satin được nhiều người dùng ưa thích

Nếu nhìn trực diện, chất liệu vải này vẫn mang đến sự mềm mại tốt. Độ óng tự nhiên của vải tạo được tính sang trọng cho trang phục làm từ chất liệu này. Do vậy, ở thời điểm hiện taiju, vải cũng được bán ra với mức giá khá cao. Chúng thường được dùng trong việc may mặc các trang phục cao cấp.

Vải lụa Cotton

Vải lụa Cotton được tổng hợp từ 1 nguyên liệu chính. Đó là sợi cotton và sợi tơ tằm hạng cao. Tỷ lệ pha giữa 2 nguyên liệu này có sự phụ thuộc nhiều vào mục đích của nhà sản xuất. Do đó, giá thành của phân loại vải này thường sẽ rẻ hơn khá nhiều vải lụa khác. Bù lại, chúng được ứng dụng một cách rộng rãi trong ngành thời trang may mặc.

Chất vải lụa cotton
Chất vải lụa cotton

Bởi vì được tạo nên từ sợi cotton và tơ tằm nên vải lụa cotton cũng sở hữu nhiều ưu điểm của cả 2 loại sợi này. Chúng mang dáng vẻ bên ngoài vô cùng sáng bóng, có khả năng tĩnh điện. Hơn nữa lại đặc biệt phù hợp với điều kiện thời tiết bên ngoài. Tuy nhiên, cũng chính bởi vì có pha sợi cotton nên vải có ưu điểm nhẹ là dễ bị mất form sau thời gian dùng dài.

Vải lụa Twill

Lụa Twill vẫn khá mới lạ đối với khá nhiều người dùng. Chất liệu vải này được dệt theo phương thức đan chéo. Kết cấu của vải khá bền và vô cùng vững chắc. Nguyên liệu cấu thành vải là tơ tằm và các cách dệt chắc chắn. Độ dày của vải vì thế mà nổi hơn so với các phân loại vải thông thường khác.

Vải lụa Twill
Vải lụa Twill

Ngoài ra, độ mềm và bóng mượt vải vẫn giữ vững được. Tuy nhiên, độ bóng của vải khác biệt rõ so với phân loại vải Satin. Do vậy, đối tượng khách hàng của vải cũng khác hẳn.

Ứng dụng của vải lụa trong cuộc sống

Ở thời điểm hiện tại, vải lụa được ứng dụng một cách rộng rãi trong ngành may mặc. Chất liệu có sự nhẹ nhàng mềm mại lại sở hữu khả năng thấm hút tốt nên được nhiều khách hàng ưa chuộng.

Vải lụa được ứng dụng nhiều trong cuộc sống
Vải lụa được ứng dụng nhiều trong cuộc sống

Bên cạnh dùng để may váy vóc thì vải còn được dùng để sản xuất màn, rèm cửa và chăn ga. Một số công ty giới quý tộc cũng dùng vải lụa để may đồng phục văn phòng Đà Nẵng. Một số khác lại tận dụng để thiết kế trang phục vest nam Đà Nẵng

Trên đây là những lý giải chi tiết về vải lụa là gì? Tin rằng bạn đã nắm được thông tin. Nếu bạn đang cố gắng tìm kiếm cơ sở may đồng phục Đà Nẵng giá tốt thì liên hệ với Thanh Hưng ngay nhé!

Xem thêm:

Vải không dệt là gì

Vải modal là gì

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0905.195.659
icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon
chat-active-icon