Đồng phục Thanh Hưng – Xưởng in lụa Đà Nẵng chuyên nghiệp

kỹ thuật in lụa

Kỹ thuật in lụa sử dụng cho 70% sản phẩm áo phông có hình ảnh, họa tiết màu sắc của xưởng sản xuất áo phông đồng phục Đà nẵng. Mặc dù hiện nay ra đời nhiều phương pháp in ấn mới song không thể thay thế được vị trí và vai trò của công nghệ in lụa. Nguyên nhân do đâu?

Đó là lý do Đồng phục Thanh Hưng, xưởng may đồng phục công sở đẹp tại Đà Nẵng dành nội dung bài viết này để chia sẻ về vấn đề đó.

Tìm hiểu kỹ thuật in lụa là gì?

Kỹ thuật in lụa truyền thống
Kỹ thuật in lụa truyền thống

Kỹ thuật in lụa là một phương pháp in truyền thống dùng khuôn in và tấm màng ngăn. Khuôn in có nhiệm vụ tạo hình in. Trong khi màng ngăn là vải lụa hoặc một loại vải bất kỳ (cotton, lưới kim loại,…) làm tấm màng ngăn cách giữa mực in với vật liệu cần in. Công nghệ in lụa ra đời năm 1925 tại Châu Âu và có tên gọi khác là in lưới.

Tìm hiểu thêm: Công nghệ in chuyển nhiệt là gì?

Ưu- nhược điểm sử dụng công nghệ in lụa trên vải

Mẫu áo phông in họa tiết bằng kỹ thuật in lụa
Mẫu áo phông in họa tiết bằng kỹ thuật in lụa

Trong ngành công nghiệp in ấn hiện nay, in kỹ thuật số và in offset là 2 phương pháp in hiện đại và thông dụng nhất. In lụa là một kỹ thuật in truyền thống nhưng không thể thay thế trong ngành sản xuất in vải và nhiều vật liệu khác. Kỹ thuật in lụa có ưu điểm và hạn chế như sau:

Ưu điểm

  • Chi phí đầu tư trang thiết bị máy móc sản xuất thấp làm hạ giá thành sản phẩm in lụa
  • Công nghệ in lụa được thực hiện trên mọi bề mặt chất liệu từ vải, gỗ, thủy tinh, nhựa, cao su,…
  • Phương pháp in lụa cho phép sử dụng bảng màu sắc đa dạng, số lượng màu không giới hạn. Vì vậy sản phẩm in lụa sau khi hoàn thiện có màu sắc đẹp, bắt mắt
  • Mực bám chắc chắn, bền đẹp, khó phai và khó bị bong tróc

Nhược điểm

  • Một sản phẩm in lụa hoàn chỉnh mất rất nhiều thời gian, đặc biệt khi sản phẩm đó có nhiều màu sắc. Bởi mỗi khuôn in chỉ dùng cho một hình in duy nhất. Bên cạnh đó, phương pháp này bao gồm nhiều công đoạn và thao tác thực hiện
  • Kỹ thuật in lụa có yêu cầu cao về mực in. Đó là loại mực in cao cấp đảm bảo hình in không bị đứt gãy
  • Chi phí in lụa cao nếu như khách hàng đặt in sản phẩm với số lượng ít

Phân loại kỹ thuật in lụa phổ biến nhất hiện nay

Căn cứ vào hình dạng của khuôn, cách thức sử dụng khuôn và phương pháp in, công nghệ in lụa được phân thành nhiều loại. Bao gồm các loại sau:

Dựa theo cách thức sử dụng khuôn in

Công nghệ in lụa thủ công
Công nghệ in lụa bán tự động
  • Công nghệ in lụa thủ công: tất cả các công đoạn đều thực hiện hoàn toàn bằng tay. Chỉ phù hợp với đơn đặt hàng nhỏ lẻ, số lượng ít
  • Công nghệ in lụa tự động bằng máy móc hiện đại nên in được số lượng lớn chỉ trong thời gian ngắn
  • Công nghệ in lụa bán tự động là phương pháp kết hợp giữa máy móc và sức người ở một vài công đoạn

Dựa theo phương pháp in

  • Kỹ thuật in lụa phá gắn (hay in lụa gián tiếp): in trên các sản phẩm có sẵn màu nền nhằm mục đích khắc phục tình trạng lem mực, màu in
  • Công nghệ in lụa trực tiếp: những loại vật liệu có sẵn màu nền là màu trắng và màu vàng sẽ áp dụng phương pháp này
  • Phương pháp in lụa dự phòng: chỉ sử dụng khi không thể in bằng phương pháp in lụa phá gắn

Dựa theo dạng khuôn in

Khuôn in lụa bằng lưới phẳng
Khuôn in lụa bằng lưới phẳng
  • Khuôn in lụa bằng lưới tròn: sử dụng trong trường hợp in họa tiết lên trên bề mặt vật hình có hình dạng cong như chén bát, chai lọ,…
  • Khuôn in lụa bằng lưới phẳng phù hợp in vật liệu có bề mặt phẳng và mềm như: vải, gỗ, giấy, gạch, cao su,…

Quy trình in lụa trên vải chuyên nghiệp tại Đồng Phục Thanh Hưng

Quy trình in lụa trên vải chuyên nghiệp nhất
Quy trình in lụa trên vải chuyên nghiệp nhất

Như đã chia sẻ với bạn ở trên, trong công nghệ in lụa trên vải hay bất kỳ một vật liệu nào khác bao gồm nhiều thao tác, công đoạn mới tạo ra sản phẩm hoàn chỉnh. Quy trình thực hiện cụ thể là:

  • Bước 1: Pha keo và chuẩn bị khung

+ Khung hình chữ nhật và bằng gỗ

+ Keo có độ sệt đảm bảo bám dính chắc chắn

  • Bước 2: Chụp phim và làm khuôn hình in

+ Phủ kín keo đã pha lên trên tấm lưới in và đem đi sấy khô

+ Chụp phim dưới ánh sáng trắng (đèn chiếu hoặc ánh nắng mặt trời)

  • Bước 3: Pha trộn mực in

Dùng những màu mực cơ bản để tạo ra màu mực in khác đúng với yêu cầu bản in khách đặt hàng.

  • Bước 5: Phơi khô hoặc sấy khô

Thời gian phơi hoặc sấy khô từ 12 tiếng- 48 tiếng nhằm mục đích mực in được bám chắc chắn trên vật liệu.

Đồng phục Thanh Hưng sử dụng phương pháp in lụa trên vải

Đồng phục Thanh Hưng, xưởng sản xuất đồng phục uy tín
Đồng phục Thanh Hưng, xưởng sản xuất đồng phục uy tín

Đồng phục Thanh Hưng là địa chỉ số 1 chuyên sản xuất và cung cấp các sản phẩm:

Đồng phục Thanh Hưng ứng dụng kỹ thuật in lụa và nhiều công nghệ in tốt nhất trên vải. Cùng với đó là chất lượng mực in cao cấp. Đồng phục Thanh Hưng cam kết chất lượng từng sản phẩm đến tay người tiêu dùng. Để được tư vấn, hỗ trợ đặt hàng và nhận ưu đãi về giá quý khách hàng vui lòng liên hệ trực tiếp cho chúng tôi.

Thông tin địa chỉ liên hệ:

CÔNG TY TNHH MAY MẶC THANH HƯNG

  •  0905.195.659 – 0932.270.659
  •  B285 lô 56-57 Nam Hoà Xuân, Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng
  • dongphucthanhhungvn@gmail.com
  •  Www.DongphucThanhhung.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0905.195.659
icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon
chat-active-icon