Vải Modal là gì? Ưu nhược điểm của vải Modal bạn có biết

Vải Modal hiện nay đang rất thịnh hành trong ngành công nghiệp may mặc đặc biệt là áo quần, chăn ga, gối nệm. Cùng đồng phục công ty tại Đà Nẵng tìm hiểu rõ khái niệm Vải Modal là gì? Nguồn gốc, ưu điểm và cách sử dụng vải Modal như thế nào? Nhằm giúp bạn hiểu hơn về loại vải này ngay bài viết dưới đây.

Vải Modal là gì?

Vải Modal là gì? Vải Modal là một loại vải nhân tạo được sản xuất từ cellulose tái chế từ gỗ cây sồi, chủ yếu là các cây sồi cổ thụ thường được trồng tại Trung Âu và Bắc Âu. Quá trình sản xuất vải Modal vô cùng đặc biệt, tạo ra một loại sợi có độ bền cao, mềm mại và có khả năng thấm hút tốt.

Chất liệu vải Modal

Đánh giá đặc tính của vải Modal

Sau khi tìm hiểu khái niệm vải Modal là gì, chúng ta cùng nhau tìm hiểu những đặc tính ưu việt khiến nó trở thành một trong những chất liệu được ưa chuộng trong ngành dệt may. Dưới đây là những đặc điểm nổi bật của loại vải này:

Nguồn gốc xuất xứ vải Modal 
Vải Modal có nguồn gốc từ các nước Bắc Âu

 Ưu điểm vải modal

Ưu điểm của vải Modal được liệt kê chi tiết như sau:

  • Thấm hút mồ hôi tốt: Vải Modal có khả năng thấm hút mồ hôi cực kỳ hiệu quả, giữ cho da luôn khô ráo và thoải mái.
  • Thân thiện với môi trường: Với nguồn gốc từ cellulose tái chế, vải Modal là một lựa chọn bền vững, góp phần bảo vệ môi trường.
  • Thoáng mát, thoải mái: Đặc tính thoáng khí của vải Modal giúp cơ thể luôn cảm thấy mát mẻ, đặc biệt phù hợp với khí hậu nóng ẩm.
  • Mềm mại và nhẹ nhàng: Vải Modal nổi bật với độ mềm mại, mang lại cảm giác dễ chịu khi tiếp xúc với da.
  • Bền màu: Vải Modal giữ màu tốt, không bị phai màu sau nhiều lần giặt.

Nhược điểm của loại vải modal

  • Giá thành cao: Do quy trình sản xuất phức tạp và nguồn nguyên liệu tái chế, vải Modal thường có giá thành cao hơn so với các loại vải thông thường.
  • Dễ bị co rút: Vải Modal dễ bị co rút khi giặt ở nhiệt độ cao, vì vậy cần chú ý khi vệ sinh và bảo quản.
  • Nhạy cảm với hóa chất tẩy rửa: Vải Modal có thể bị ảnh hưởng bởi các chất tẩy rửa mạnh, do đó cần sử dụng các chất tẩy rửa nhẹ nhàng.

Quy trình sản xuất của chất liệu Modal

Quy trình sản xuất vải modal được thực hiện theo các bước sau:

  • Bước 1: Chiết xuất cellulose từ gỗ sồi hoặc bạch đàn thông qua quá trình nghiền và xử lý hóa học. Cellulose thu được sẽ ở dạng bột màu trắng.
  • Bước 2: Bột cellulose được hòa tan trong dung dịch kiềm mạnh (thường là Natri hydroxide) để tạo thành hỗn hợp sệt. Hỗn hợp này sau đó được xử lý với các chất hóa học khác để loại bỏ tạp chất và tạo ra dung dịch nhớt.
  • Bước 3: Dung dịch nhớt được ép qua các tấm lọc siêu nhỏ (spinneret) vào bồn chứa axit. Khi tiếp xúc với axit, dung dịch đông cứng lại thành các sợi modal mảnh.
  • Bước 4: Các sợi modal được kéo dài, làm sạch và cuộn lại thành các cuộn sợi lớn. Từ đây, sợi modal có thể được sử dụng để dệt thành vải.
Quy trình sản xuất vải Modal
Trải qua nhiều công đoạn, vải Modal mới được hình thành

Ứng dụng của vải modal trong đời sống

Sau khi hiểu rõ vải Modal là gì? Thì hãy cùng khám phá những ứng dụng thực tế của loại vải này, để thấy được lời ích mà nó mang lại cho cuộc sống của chúng ta:

  • Ngành may mặc: Được sử dụng rộng rãi trong sản xuất đồ lót, áo thun, quần áo thể thao, và quần áo trẻ em nhờ độ mềm mại và thoáng mát.
  • Đồ gia dụng: Vải Modal được dùng để làm chăn, ga, gối, và các loại khăn nhờ khả năng thấm hút tốt và cảm giác dễ chịu khi tiếp xúc với da.
  • Sản phẩm thời trang cao cấp: Được sử dụng trong các sản phẩm thời trang cao cấp như váy, áo sơ mi, và quần âu vì độ bóng mượt và khả năng giữ màu tốt.
  • Đồ dùng y tế: Được sử dụng trong các sản phẩm y tế như băng, gạc do tính mềm mại và thân thiện với da.
Ưu nhược điểm của vải Modal
Vải Modal có nhiều ưu điểm nhưng cũng tồn đọng một số điểm yếu
Ứng dụng của vải Modal trong cuộc sống
Quần áo từ vải Modal
Chăn ga làm từ vải Modal
Chăn ga làm từ vải Modal

Lưu ý khi vệ sinh và bảo quản sản phẩm quần áo từ vải modal

 Sau đây là những lưu ý giúp quá trình sử dụng các sản phẩm từ vài Modal được bền đệp theo thời gian:

  • Giặt bằng nước lạnh: Tránh giặt bằng nước nóng (không quá 40 độ C) để ngăn ngừa co rút vải.
  • Sử dụng chất tẩy nhẹ: Tránh sử dụng chất tẩy mạnh để bảo vệ sợi vải.
  • Phơi ở nơi thoáng mát: Tránh phơi dưới ánh nắng mặt trời trực tiếp để tránh làm phai màu.
  • Không sấy khô ở nhiệt độ cao: Sử dụng chế độ sấy nhẹ hoặc phơi khô tự nhiên để giữ độ bền của vải.
  • Ủi ở nhiệt độ thấp: Nếu cần ủi, sử dụng nhiệt độ thấp không quá 135 độ C để tránh làm hỏng sợi vải.
Bảo quản và vệ sinh vải Modal
Bảo quản và vệ sinh vải Modal không quá phức tạp

Bài viết này đã giải đáp chi tiết câu hỏi vải Modal là gì cùng với những thông tin hữu ích về nó. Hy vọng rằng, qua những chia sẻ này, bạn đã hiểu rõ hơn về đặc tính, quy trình sản xuất cũng như những ưu nhược điểm của vải Modal. Ngoài ra còn có một số loại vải khác bạn cũng có thể tham khảo như vải không dệt là gì? Vải Canvas là gì?.

Nếu bạn đang tìm kiếm một đơn vị uy tín chuyên may đồng phục thì Đồng phục Thanh Hưng là một lựa chọn đáng để xem xét, công ty chuyên cung cấp dịch vụ may đồng phục công sở đẹp tại Đà Nẵng, đồng phục công sở nam đà nẵng, đồng phục thể thao, đồng phục học sinh… Nếu bạn muốn biết thêm nhiều thông tin hơn về may đồng phục, liên hệ ngay với chúng tôi.

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0905.195.659 – 0932.270.659
  • Địa chỉ:  B285 lô 56-57 Nam Hoà Xuân, Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng
  • Gmail: dongphucthanhhungvn@gmail.com
  • Website: DongphucThanhhung.vn

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *