Vải Jacquard là vải gì? Đây có lẽ là vấn đề mà khá nhiều thợ may mặc phải đặt câu hỏi khi mới tìm hiểu về các chất vải đúng không? Nếu bạn cũng đang có cùng mối quan tâm này, hãy để Đồng Phục Thanh Hưng giải đáp bằng những thông tin dưới đây.
Vải Jacquard là vải gì?
Vải Jacquard được miêu tả là loại vải có nhiều hoa văn dệt trực tiếp trên bề mặt. Hơn nữa, chất liệu vải này không thông qua công nghệ in hoặc thêu giống như một số loại vải khác. Điểm đặc trưng của chất vải này nằm ở mặt phải. Họa tiết cùng với hoa văn sẽ nổi ở mặt phải vải Jacquard. Mặt trái thì hoa văn chìm, không được rõ nét về hình thù.
Vải Jacquard thường suôn, phẳng. Khi sờ vào bạn sẽ có cảm giác mềm ở tay. Khá nhiều người cho rằng, Jacquard được dùng để miêu tả về chất liệu vải. Thế nhưng, trên thực tế, cụm từ Jacquard thực chất là để chỉ công nghệ dệt nên hoa văn trên vải.
Ở dưới thời xưa, vải Jacquard chỉ có thể được ứng dụng trên tơ lụa. Thế nhưng, ở thời điểm hiện tại, Jacquard có thể được làm từ nhiều loại sợi khác nhau. Đó có thể là bông tự nhiên, polyester nhân tạo. Chất liệu vải Jacquard làm từ Polyester sẽ có khả năng chống nước cực tốt.
Xem thêm: May đồng phục công sở Đà Nẵng đẹp mê li
Nguồn gốc xuất xứ của vải Jacquard
Vào năm 1804, một người thợ ở Pháp đã làm nên chiếc máy dệt có thể thêu đều hoa văn lên vải. Điều này giúp thợ may tiết kiệm tối đa công sức và thời gian. Tên của người thợ này là Jacquard. Chính vì thế, người ta đặt tên cho loại vải là Jacquard nhằm tri ân sự cống hiến của ông.
Nhờ vào phát minh này, các chi phí sản xuất vải trước đó đã được giảm thiểu ở mức đáng kể nhất. Giá thành của vải cũng hạ thấp xuống giúp cho người dùng dễ dàng tiếp cận với vải Jacquard.
Ngày nay, các máy dệt Jacquard vẫn vận hành. Thế nhưng, có điểm khác biệt là chúng được hoạt động theo cải tiến công nghệ hiện đại. Do đó, cho phép doanh nghiệp sản xuất nhiều hơn.
Quá trình sản xuất vải Jacquard như thế nào?
Vải Jacquard là vải gì bạn đã nắm được rồi đúng không? Quá trình sản xuất loại vải này mặc dù chỉ trải qua 3 công đoạn nhưng cũng đòi hỏi kỹ thuật ở người thợ rất lớn. Cụ thể về quá trình sản xuất vải như sau:
Kéo sợi vải
Các nguyên liệu làm vải Jacquard được chuẩn bị trước đó như bông, hạt polymer hay sợi tơ tằm sẽ được người thọ xử lý. Tiếp đó, quay và kéo dài sợi để tạo nên độ mềm, bền cho sợi vải.
Nhuộm màu vải
Trước khi tiến hành dệt vải theo công nghệ thì sợi vải sẽ trải qua một quá trình nhuộm màu. Gam màu mà các thợ sản xuất chọn nhuộm có thể khác nhau. Điều này phụ thuộc vào từng nhu cầu mục đích sử dụng của từng người.
Dệt vải
Các sợi vải sau khi đã được nhuộm xong sẽ được đưa vào máy dệt Jacquard. Lúc này, máy sẽ phân bổ các sợi theo một quy trình dệt đã được cài đặt sẵn. Cuối cùng tạo ra các mẫu vải mà người thợ mong muốn.
Đại đa số các loại máy dệt đều mang đến khả năng dệt nhiều mảnh cùng lúc. Sau khi kết thúc quá trình dệt, vải sẽ được tiếp xúc với một số chất hóa học. Mục đích của bước này là để tăng độ bền của vải Jacquard.
Xem thêm: Vải gấm là gì?
Ưu nhược điểm của vải Jacquard
Bên cạnh thắc mắc về vải Jacquard là vải gì thì đây cũng là vấn đề khá nhiều người dùng quan tâm. Vậy cụ thể về ưu và nhược điểm của chất liệu vải này thế nào, mời bạn theo dõi nội dung Thanh Hưng cập nhật dưới đây:
Ưu điểm
- Tính thẩm mỹ tốt: Jacquard luôn có được những đường nét nổi bật, hoa văn độc đáo. Sự đa dạng này khiến cho trang phục của khách hàng trở nên lộng lẫy hơn. Trong ngành thời trang, đây là loại vải mà khá nhiều nhà thiết kế chuộng dùng. Họ sử dụng rất nhiều trong các BST quần áo thu đông.
- Độ bền cao: Vải Jacquard có độ bền vô cùng tốt, dùng trong khoảng thời gian dài vẫn không giảm chất lượng. Ưu thế này giúp cho chất liệu vải ghi điểm lớn với các nhà sản xuất thời trang.
- Ít nhăn: Bởi vì được thiết kế dựa trên công nghệ thông minh. Các sợi vải được liên kết chặt với nhau tạo nên một độ dẻo dai nhất định. Do đó, chúng rất ít khi bị nhăn nhúm.
- Đa dạng gam màu: Đây cũng là một trong số các ưu điểm lớn của chất vải Jacquard. Nhờ vậy mà người dùng sẽ không cảm thấy bị nhàm chán khi sử dụng trang phục từ vải Jacquard.
Nhược điểm
Vải Jacquard có 2 nhược điểm lớn là:
- Nóng và khá bức: Độ dày của vải Jacquard thường cao hơn so với các phân loại khác. Điều này làm cho người sử dụng đôi khi sẽ cảm thấy bị nóng nực và khó thở.
- Giá thành cao: Mặc dù được dệt theo một công nghệ trước đó đã giảm chi phí sản xuất nhưng giá bán của vải Jacquard vẫn cao. So với các loại vải khác, giá thành của chất liệu này vẫn nằm trên ngưỡng bình dân. Do đó, khá nhiều người dùng vẫn ngần ngại khi tìm kiếm và chọn mua các trang phục từ chất liệu này.
Vải Jacquard có bao nhiêu loại?
Vải Jacquard hiện tại có khá nhiều biến thể, điển hình nhất là 4 phân loại vải dưới đây:
Vải Jacquard thổ cẩm
Vải Jacquard thổ cẩm được ưa chuộng trong ngàng thời trang và thị trường. Vải thổ cẩm thường được ứng dụng trong việc làm trang phục cho người dân tộc thiểu số như Mường, Mông…
Bên cạnh các loại mặt hàng nằm trong danh mục lưu niệm thì chất vải này còn được dùng để may trang phục truyền thống. Có một số nhà thiết kế còn dùng nó để làm ra các loại ga, bọc nội thất, ví đựng tiền… So với các biến thể khác của chất vải Jacquard thì vải thổ cẩm nặng hơn. Kích thước của vải cũng dày hơn so với các phân loại khác.
Vải Damask
Vải Jacquard phân loại này thường được dệt chủ yếu từ sợi len, tơ tăm cùng với sợi lanh. Đặc trưng của chất liệu này chính là có độ bền vô cùng tốt. Chúng cũng đặc biệt thoáng mát khi sử dụng.
Vẻ ngoài của chất liệu vải này cho người dùng cảm giác vô cùng sang trọng. Khá nhiều người đã ngợi khen rằng, vải Dasmask có chất liệu đạt ngưỡng cao nhất, tuổi thọ dài lâu.
Khi dệt loại vải này, những người thợ sẽ dệt theo chiều dọc. Trong khi đó, các hoa văn sẽ được làm theo chiều ngang. Vải Damask thường sẽ được ứng dụng trong nhiều ngành nội thất như khăn trải bàn, bọc sofa, nệm gối…
Vải Jacquard Cotton
Chất liệu vải này thừa kế đầy đủ các ưu điểm lớn của vải cotton. Theo đó, chúng mang đến độ bền tốt, không dễ bị nhăn và rất thoáng mát khi mặc. Cotton Jacquard gần như không gây dị ứng cho da của người mặc. Bởi vì, sợi vải có nguồn gốc chủ yếu từ thiên nhiên.
Điểm đặc trưng của phân loại vải này chính là hoa văn gồ lên 1 bề mặt. Mặt còn lại thường sẽ bị lõm vào bên trong. Đây cũng là một phương thức nhận biết chất vải Jacquard Cotton mà khá nhiều thợ may mặc khuyên bạn nên áp dụng.
Vải Jacquard lụa
Điểm đặc trưng của chất vải này chính là mang đến cảm giác mềm mại và thoáng mát cho người mặc. Bởi vì, sợi tơ tằm là nguyên liệu cốt lõi làm nên chúng. Lụa Jacquard đặc biệt được dùng nhiều trong ngành thời trang sang trọng. Các mẫu khăn từ chất liệu này được đông đảo người dùng ưa chuộng.
Xem thêm: Vải chiffon là vải gì?
Ứng dụng của vải Jacquard trong cuộc sống thường ngày
Nắm bắt được vải Jacquard là vải gì rồi bạn cũng nên hiểu về tính ứng dụng của chất liệu vải này nhé!
Trong lĩnh vực thời trang
Vải Jacquard được ứng dụng rất nhiều trong lĩnh vực thời trang. Nguyên do là vải có tính thẩm mỹ cao, độ bền đạt đến ngưỡng tối đa. Jacquard cũng được rất nhiều nhà thiết kế trên thế giới đặc biệt chuộng dùng.
Bạn sẽ thường xuyên bắt gặp chất liệu vải này trên các sàn diễn thời trang. Vải Jacquard đặc biệt được may trang phục cho các người mẫu trong show diễn thời trang đẳng cấp. Vải có họa tiết độc đáo giúp cho họ tỏa sáng trên sàn diễn một cách dễ dàng.
Ngoài ra, vải cũng được dùng để may các bộ trang phục dạ hội, váy, sơ mi công sở.
Trong lĩnh vực nội thất
Với những ưu thế lớn về độ bóng tự nhiên, tuổi thọ cao, họa tiết tinh tế, vải Jacquard cũng được áp dụng nhiều trong ngành nội thất. Điển hình nhất là áp dụng trong sản xuất ghế sofa, đèn ngủ, rèm cửa…
Trong sản xuất chăn ga gối đệm
Vải Jacquard còn được sử dụng trong thiết kế chăn ga gối đệm. Bởi vì chúng có họa tiết bắt mắt, độ độc đáo cao, tuổi thọ tốt. Bên cạnh đó còn sở hữu ưu thế thoáng khí và khả năng thấm hút mồ hôi tốt. Vì thế, khi nằm không gây bí bách cho người sử dụng.
Ngoài ra, vải Jacquard còn có khả năng kháng khuẩn tốt và không dễ bị bám bụi. Do đó, đảm bảo cao nhất giá trị về sức khỏe cho người sử dụng.
Xem thêm: Vải bamboo là gì?
Cách vệ sinh và bảo quản vải Jacquard an toàn
Chi tiết về cách vệ sinh và bảo quản vải Jacquard như sau:
- Bạn nên giặt vải bằng tay, lực vò nhẹ. Không nên lạm dụng đến máy giặt vì có thể làm cho vải mất form dáng ban đầu.
- Nên giặt vải ở ngưỡng nhiệt độ là 30 độ C. Điều này có thể hỗ trợ tối đa việc vải không bị hư hại.
- Tuyệt đối không dùng đến các chất tẩy mạnh khi làm sạch vải,
- Trong trường hợp vải có đính kèm kim loại hãy giặt khô. Như vậy, chất lượng của vải mới đạt được giá trị cao nhất.
- Nên phơi vải sau khi đã giặt ở nơi thoáng mát, tránh xa ánh nắng mặt trời.
- Hạn chế việc dùng vật sắc nhọn để đâm chọc lên vải.
Trên đây là chi tiết các thông tin lý giải vải Jacquard là vải gì? Điều gì làm bạn ấn tượng nhất về chất liệu vải này? Hãy tiết lộ cùng xưởng may đồng phục tại Đà Nẵng Thanh Hưng nhé! Ngoài ra, nếu bạn có nhu cầu may đồng phục công sở Đà Nẵng hoặc tìm hiểu các sản phẩm thời trang khác, liên hệ với Thanh Hưng để được hỗ trợ nhé!
BÀI VIẾT LIÊN QUAN:
Đồng phục Văn Lang: Thoải mái, bền đẹp, phù hợp mọi hoạt động
Mục lụcVải Jacquard là vải...
Top 5+ mẫu áo đồng phục DAV được sinh viên yêu thích nhất năm 2024
Mục lụcVải Jacquard là vải...
Đồng phục công ty Yazaki: Thiết kế chuyên nghiệp, chất lượng cao cấp
Mục lụcVải Jacquard là vải...
Đồng phục HDBank: Tư vấn miễn phí, thiết kế theo yêu cầu
Mục lụcVải Jacquard là vải...
Đồng phục Vietjet cao cấp: Thiết kế trẻ trung, chất lượng cao
Mục lụcVải Jacquard là vải...
Đồng phục NEU – Biểu tượng của sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội
Mục lụcVải Jacquard là vải...
May đồng phục Lê Hồng Phong theo yêu cầu, giao hàng nhanh chóng
Mục lụcVải Jacquard là vải...
Cập nhật mẫu đồng phục IUH mới nhất, hot nhất hiện nay
Mục lụcVải Jacquard là vải...