Khái niệm vải Bamboo là gì bạn đã nắm được chưa? Nếu chưa, hãy để nội dung bài từ Thanh Hưng hôm nay giải nghĩa chi tiết và cung cấp thêm cho bạn một vài đặc điểm chính của loại vải này nhé!
Vải Bamboo là gì?
Vải Bamboo là loại vải được tổng hợp từ chất bột cellulose cùng với một vài chất phụ gia khác. Chất liệu vải này có cấu trúc bền vững và thừa hưởng toàn bộ các đặc tính của sợi tre. Một số đặc tính điển hình mà bạn thường thấy ở loại vải này chính là có tính kháng khuẩn tốt, không ảnh hưởng bởi tia cực tím và an toàn với da con người cũng như môi trường.
Nguồn gốc xuất xứ của vải Bamboo
Tiền thân của chất liệu vải Bamboo xuất hiện vào những năm 1981. Lúc này, những người thợ may đã bắt đầu dệt may và trộn cùng với sợi tre, len để tạo ra tiền thân của vải Bamboo. Mặc dù chất liệu vải này có nguồn gốc từ Châu Á nhưng phát triển rộng rãi ở Âu – Mỹ.
Cho đến năm 2000, trong quá trình tạo ra vải sợi tre, nhiều nhà thiết kế để dùng thêm dung môi. Mục đích chính của hành động này là loại bỏ vết keo trên tre và tạo ra vải Bamboo cao cấp.
Giai đoạn từ năm 2004 – 2010, thị trường của chất liệu vải này đặc biệt được mở rộng. Sau khoảng thời gian này chúng bắt đầu xuất hiện rộng rãi trên thị trường thế giới cho đến nay.
Xem thêm: Vải Jacquard là vải gì?
Chất vải Bamboo được tạo ra như thế nào?
Quá trình tạo ra vải Bamboo là gì? Đối với điều này, chúng tôi sẽ giúp bạn nắm bắt qua 3 bước chi tiết dưới đây:
Quy trình gia công cơ học
Sợi tre sau khi đã được nghiên nát, người ta sẽ bắt đầu dùng đến enzyme để phá vỡ cấu trúc của nó. Từ đây, hỗn hợp mới sẽ được hình thành. Nhà sản xuất sau đó sẽ trải chúng ra và kéo thành từng sợi thô nhỏ.
Phía nhà máy sẽ tiếp tục công đoạn xử lý để thu được thành phẩm vải sợi tre cuối cùng. Ở bước này, mọi công đoạn đều an toàn với môi trường. Thành phẩm vải có độ bền cao hơn rất nhiều. Tuy nhiên, điểm trừ duy nhất mà bạn cần chú ý là tốn rất nhiều thời gian.
Quy trình gia công hóa học
Với quy trình gia công hóa học vải Bamboo, các nahf sản xuất cần ngâm sợi tre đã nghiền với NaOH ở nhiệt độ 20 độ C. Khoảng thời gian ngâm tối thiểu là 1 – 3 tiếng. Sau quá trình này, họ sẽ thu được xenlulozo kiềm.
Các nhà sản xuất sẽ tiếp tục ép hỗn hợp vừa thu. Quá trình ép này sẽ loại bỏ phần NaOH và làm khô sợi vải.
Quy trình nhuộm vải
Vải sợi tre luôn nhạy cảm với các chất axit cũng như kiềm. Do đó, ở bước này, các nhà sản xuất cần phải cẩn thận trong việc cân đo chất nhuộm với vải. Để hạn chế cao nhất khả năng phải nhận rủi ro và thành phẩm vải không tốt, nhà sản xuất ưu tiên dùng thuốc nhuộm hoạt tính. Bởi vì, bản chất của loại thuốc nhuộm này có thể phản ứng cùng sợi tre.
Xem thêm: Vải đủi là gì?
Ưu nhược điểm của chất liệu vải Bamboo
Mặc dù chất liệu vải Bamboo được biết đến với rất nhiều ưu điểm nổi trội. Thế nhưng, bên cạnh đó, nó vẫn luôn tồn tại một số khuyết thiếu mà người dùng cần biết. Cụ thể như sau:
Ưu điểm
- Khả năng thấm hút của vải vô cùng tốt
Vải Bamboo đặc biệt có thể thấm hút tốt gấp 3 lần so với các chất liệu khác. Bởi vì, hệ thống vải bao gồm nhiều lỗ nhỏ liti. Nhờ đó, người dùng sẽ có cảm giác vô cùng thoải mái, dễ chịu khi mặc.
- Vải Bamboo không gây ô nhiễm môi trường
Tre vốn là một loại cây được trồng trong tự nhiên. Quá trình trồng gần như không phải sử dụng đến các chất hóa học có hại với môi trường. Hơn nữa, quá trình sản xuất vải cũng khép kín. Do đó, chúng vô cùng an toàn và thân thiện với môi trường sống.
- An toàn với da người dùng
Bởi vì được cấu thành từ sợi tre nên vải Bamboo gần như không chứa chất độc hại như một số loại vải khác. Hơn nữa, chất liệu vải này có độ trơn tru tốt nên không ma sát, gây kích ứng da. Điều đặc biệt là loại vải này còn phù hợp với những người có cơ địa nhạy cảm và bé con.
- Khả năng kháng khuẩn tốt
Sợi tre có khả năng tiêu diệt vi khuẩn cao. Hơn nữa, khả năng kháng khuẩn của chất liệu vải này còn được nâng lên sau mỗi lần giặt ủi. Điều tuyệt vời là chúng còn có thể loại bỏ được mùi hôi trên cơ thể người dùng. Do vậy, khi mặc bạn không cần lo lắng đến vấn đề cơ thể có mùi hay nhiễm khuẩn nhé!
- Độ bền cao
Vải Bamboo được cấu thành từ nhiều lớp sợi vải tre dày đặn. Do đó, ở khía cạnh độ bền, nó vượt trội hơn rất nhiều so với các loại vải khác.
Nhược điểm
Bên cạnh những ưu điểm trên, chất liệu vải này cũng tồn tại một số điểm trừ điển hình như:
- Rất dễ bị co lại
Mặc dù không gây ảnh hưởng quá nhiều đến form trang phục nhưng đây cũng là một khuyết điểm. Vải Bamboo thường co lại mỗi lần giặt nên bạn cần chú ý trong quá trình giặt nhé!
- Lâu khô hơn so với các loại vải khác
Không phủ nhận rằng, vải Bamboo có khả năng thấm hút tốt nhưng loại vải này cũng lâu khô hơn. Do đó, bạn nên giặt bằng tay, vắt kỹ nước và phơi thường để giữ giá trị của vải nhé!
Ứng dụng vải Bamboo trong đời sống
Bởi vì có nhiều đặc tính nổi trội nên chất liệu vải này được ứng dụng rất nhiều. Cụ thể về ứng dụng của vải Bamboo là gì? Chúng tôi tiết lộ ngay đây, mời tham khảo nhé!
Sản xuất chăn ga gối đệm
Như chúng tôi đã phân tích kỹ lưỡng ở trên, chất liệu vải này thấm hút vô cùng tốt. Hơn nữa, độ bền chúng cao, khả năng kháng khuẩn đạt chuẩn. Với những điều kiện trên, vải Bamboo đã sớm đáp ứng được các tiêu chuẩn cho ngành sản xuất chăn ga.
Hiện tại, các sản phẩm chăn ga dùng chất liệu vải này rất được người dùng ưa chuộng.
Sản xuất đồ nội thất
Vải Bamboo cũng đặc biệt được ưa chuộng trong việc sản xuất các món đồ nội thất. Các vật dụng điển hình như rèm cửa, khăn bếp…. Đa phần các sản phẩm này thường được trộn lẫn cùng với chất liệu vải cotton để tối đa hóa công năng.
Đây cũng là nguyên do vì sao bạn gặp được các tem sản phẩm chú thích có dùng đến 70% sợi tre và cotton.
Sản xuất quần áo
Mang ưu thế thấm hút tốt, chống tia UV đỉnh nên vải Bamboo cũng phù hợp trong việc sản xuất quần áo. Chất liệu vải này đặc biệt thích hợp dùng trong tiết trời mùa hè. Chúng cũng được dùng nhiều trong đồng phục công ty tại Đà Nẵng, Cần Thơ… Bởi nơi đây thường có khí hậu khá nóng.
Những ứng dụng khác
Ngoài những ứng dụng trên chất liệu vải này còn được sử dụng trong việc sản xuất các vật decor thủ công. Hơn nữa, còn được ứng dụng trong quá trình tạo ra các sợi len, bóng chày…
Cách vệ sinh và bảo quản
Cách vệ sinh cũng như bảo quản vải Bamboo là gì? Đối với khía cạnh này, chúng tôi có một vài tips cho bạn như sau:
- Nên giặt vải bằng nước lạnh có nhiệt độ vừa phải. Điều này sẽ giúp vải không bị co và bị bay màu trong quá trình làm sạch.
- Khi giặt, lực vò nên nhẹ nhàng. Bạn không nên chà xát quá mạnh, tránh sản phẩm mất đi độ mềm mại vốn có.
- Nên tận dụng và phơi các sản phẩm được làm từ chất liệu vải này ở nơi có nhiệt độ vừa phải. Tốt nhất, không phơi ở vị trí ánh nắng mặt trời chiếu rọi trực tiếp. Như vậy sẽ hạn chế cao nhất tình trạng vải co lại, mất form.
Nhờ vào ưu thế về cấu tạo mà vải Bamboo hiện tại đang được lòng nhiều người dùng. Tin rằng với những điều mà chúng tôi update trên đây, bạn đã biết được vải Bamboo là gì. Nếu cần sự hỗ trợ về thông tin cũng như tìm mua các sản phẩm có chất liệu từ vải này, hãy để Thanh Hưng hỗ trợ bạn nhé!
Xem thêm: Vải Chiffon là vải gì
BÀI VIẾT LIÊN QUAN:
Đồng phục Văn Lang: Thoải mái, bền đẹp, phù hợp mọi hoạt động
Mục lục Vải Bamboo là gì?Nguồn...
Top 5+ mẫu áo đồng phục DAV được sinh viên yêu thích nhất năm 2024
Mục lục Vải Bamboo là gì?Nguồn...
Đồng phục công ty Yazaki: Thiết kế chuyên nghiệp, chất lượng cao cấp
Mục lục Vải Bamboo là gì?Nguồn...
Đồng phục HDBank: Tư vấn miễn phí, thiết kế theo yêu cầu
Mục lục Vải Bamboo là gì?Nguồn...
Đồng phục Vietjet cao cấp: Thiết kế trẻ trung, chất lượng cao
Mục lục Vải Bamboo là gì?Nguồn...
Đồng phục NEU – Biểu tượng của sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội
Mục lục Vải Bamboo là gì?Nguồn...
May đồng phục Lê Hồng Phong theo yêu cầu, giao hàng nhanh chóng
Mục lục Vải Bamboo là gì?Nguồn...
Cập nhật mẫu đồng phục IUH mới nhất, hot nhất hiện nay
Mục lục Vải Bamboo là gì?Nguồn...