Chất liệu vải Viscose là gì? Ứng dụng của vải Viscose trong cuộc sống

Ứng dụng của vải Viscose trong cuộc sống
Bạn từng nghe đến vải Viscose chứ? Đây vốn là một chất liệu vải được ứng dụng rộng rãi trong các trang phục thường ngày. Để cập nhật chi tiết về chất liệu vải Viscose là gì cũng như những đặc tính của vải, mời bạn tham khảo bài viết từ Đồng phục Thanh Hưng nhé!

Chất liệu vải Viscose là gì?

Vải Viscose thực chất là một loại vải bán tổng hợp. Viscose được tạo thành từ việc kéo sợi ở bột gỗ tự nhiên. Vải có độ bóng mịn nên chúng thường được dùng thay thế cho vải lụa. Ngoài ra, chất liệu vải này cũng được biết đến với tên gọi là Rayon.
Chất liệu vải Viscose là gì?
Chất liệu vải Viscose được giới chuyên môn ngợi khen
Mặc dù Viscose này được làm từ bột gỗ nhưng quá trình tạo vải có dùng chất hóa học. Do đó, mới được xem là vải bán tổng hợp.

Nguồn gốc xuất xứ của vải Viscose

Vải Viscose bắt nguồn từ Châu Âu. Thị trường vải năm đó có khá nhiều biến động. Tơ tằm thì có giá cao nhưng nguồn cung lại không đủ. Do vậy, các nhà thiết kế thời trang đã nghiên cứu và phát minh ra chất liệu Viscose. 2 nhà khoa học phát minh chính của vải Viscose là Hilaire de Chardonet và 1 nhà công nghiệp người Pháp.
Nguồn gốc xuất xứ của vải Viscose
Vải Viscose ra đời từ rất sớm
Chất liệu vải Viscose sau khi được phát minh đã trở thành vải thương mại. Vào năm 1892. quy trình sản xuất vải Viscose ở Anh Quốc đã được cấp bằng sáng chế. Cho đến năm 1905, vải Viscose đã được phát triển trên thị trường. 

Sản xuất vải Viscose như thế nào?

Quy trình sản xuất vải Viscose thế nào? Dựa trên các tài liệu báo cáo thì loại vải này được tạo ra thông qua những bước làm sau: Bước 1: Khai thác phần cellulose: Vụn gỗ sau khi được khai thác sẽ ngâm trong dung dịch NaoH. Mục đích là bột gỗ chuyển sang màu nâu. Bước 2: Tạo cellulose kiềm: Bột gỗ tiếp tục được cho vào xút để tạo nên cellulose kiềm. Ở bước làm này, phần tạp chất còn sót lại trong nguyên liệu được loại bỏ hoàn toàn. Bước 3: Tạo tấm ép: Thợ sản xuất sẽ dùng đến 2 con lăn ép bột gỗ chảy phần nước bên trong. Lúc này, tấm gỗ sẽ được ép mỏng và ở trạng thái khô. Thợ sản xuất sẽ tiếp tục cắt nhỏ chúng thành những vụn trắng. Bước 4: Tạo vụn vàng: Vụn trắng được hòa cùng với một lượng oxy tinh khiết và carbon. Chúng sẽ từ từ chuyển màu từ trắng sang vàng. Bước 5: Tạo rayon: Các miếng vụn vàng sau khi được hòa tan với axit sunfuric sẽ tạo thành một chất lỏng nhớt có màu vàng. Dung dịch này được biết đến với tên gọi là rayon. Bước 6: Lọc dung dịch: Rayon được lọc để loại bỏ đi những phần không tan. Sau đó, nó tiếp tục được khử khí để khi sản xuất sợi, bọt khí này không làm ảnh hưởng đến chất lượng của sợi vải. Bước 7: Tạo sợi và dệt vải: Đưa dung dịch thu được vào máy có nhiều lỗ nhỏ để bắt đầu quá trình tạo sợi. Các sợi ướt sẽ tiếp tục được ngâm vào axit sunfuric để hình thành sợi tơ rayon khác nhau.
Sản xuất vải Viscose như thế nào?
Nhiều công đoạn tạo vải cần làm

Ưu nhược điểm của vải Viscose

Vải Viscose có nhiều ưu điểm mà không phân loại vải nào có được. Tuy nhiên cũng tồn tại một vài điểm trừ. Cụ thể về ưu, nhược điểm của chất liệu vải Viscose là gì mời bạn theo dõi phần nội dung dưới đây:

Ưu điểm

  • Mềm mịn và không tích điện: Vải có được độ dày ở mức tương đối nhưng vẫn thỏa mãn về độ mềm mại. Loại vải này thường được dùng trong các trang phục mùa đông. Bởi vì giữ nhiệt tốt lại không tích điện nên không gây khó chịu cho người mặc.
  • Khả năng thấm hút mồ hôi, thoáng khí tốt: Ưu điểm này giúp cho chất vải được lựa chọn nhiều trong quá trình may đồ thể thao.
  • Có thể phân hủy sinh học: Bản thân sợi vải Viscose được tạo thành từ các nguyên liệu thiên nhiên. Do đó, chúng có thể phân hủy trong đất. Hơn nữa, vải còn có khả năng tái chế cao. Vì vậy, tính ứng dụng và độ an toàn của chúng đặc biệt được khen ngợi.
  • Có thể đề kháng với axit: ưu điểm này giúp cho người sử dụng vải Viscose trở nên an tâm hơn khi giặt. Đây là một thế mạnh lớn mà không phải phân loại vải nào cũng có được.
  • Dễ nhuộm: Vải do được tổng hợp từ nhiều loại chất nên khá dễ để nhuộm. Khi sản xuất, màu nhuộm cũng bám rất chắc, bền và gần như ít phai.
  • Giá rẻ: Mặc dù sở hữu nhiều ưu thế tuyệt vời nhưng giá của vải khá rẻ. So với những chất vải khác thì giá bán của trang phục từ vải Viscose dễ chịu hơn.
Ưu điểm của chất vải Viscose
Vải Viscose có nhiều điểm mạnh

Nhược điểm

Bên cạnh những thế mạnh trên, loại vải này cũng có nhiều điểm hạn chế như:
  • Có ảnh hưởng đến hệ sinh thái: Nguyên liệu cốt lõi để sản xuất sợi vải là bột gỗ. Do đó, rất có khả năng gây hiện tượng chặt phá rừng. Dựa trên số liệu thống kê thì chỉ với 30% lượng vải Viscose đã đủ sức phá hủy nhiều khu rừng. Điều này dẫn đến tình trạng khá nhiều sinh vật bị mất đi môi trường sống. Lâu dần sẽ ảnh hưởng nặng đến hệ sinh thái nếu như người dùng khai thác và không khôi phục lại.
  • Dễ cháy: Bởi vì làm từ bột gỗ nên Viscose mang đặc tính dễ cháy. Hơn nữa, các khả năng như chống mòn, chống mối mọt cũng ở trạng thái kém.
  • Kỵ nước: Cấu trúc của loại vải này có thể bị phá hủy bởi nước. Do đó, khá nhiều người dùng thường sử dụng phương pháp giặt khô với trang phục từ chất vải này.
Nhược điểm của vải Viscose
Viscose cũng có một vài khuyết thiếu

Chất liệu vải Viscose có những loại nào?

Bạn đã nắm được ưu và nhược điểm chất liệu vải Viscose là gì đúng không? Ở thị trường hiện tại, chất liệu vải này được phân thành 3 loại chính, cụ thể là:

Vải Viscose nguyên chất

Vải Viscose nguyên chất được dùng với tỉ lệ cao nhất trên thị trường. Điểm nổi bật của chất vải này là bị co lại khi tiếp xúc với nước. Vải kỵ nước nên trong trường hợp muốn bảo quản vải bạn cần giặt khô hoặc nhờ đến dịch vụ làm sạch chuyên nghiệp.
Vải Viscose nguyên chất
Vải Viscose nguyên chất
Chất liệu vải này được ứng dụng nhiều nhất trong các loại quần áo đồng phục. Bên cạnh đó còn được dùng để thiết kế các đồ nội thất, decor nhà cửa. Các xưởng may đồng phục tại Đà Nẵng chuyên dùng và phân phối loại vải này. Vì thế, nếu cần bạn có thể ghé thăm và nhận tư vấn từ họ nhé!

Vải Viscose độ bền cao

Chất vải này thừa hưởng đầy đủ các ưu điểm của vải Viscose thông thường. Bên cạnh đó nó còn có thế mạnh là độ bền cao. Vải thường được tráng cùng với chất hóa học hoặc cao su. Do đó, phần kết cấu cũng như chống ẩm của vải đạt đến ngưỡng cao. Chúng có khả năng chịu lực vô cùng tốt.
Vải Viscose độ bền cao
Vải Viscose tuổi thọ dài
Tính ứng dụng của vải cũng vô cùng phổ biến. Ví dụ như được dùng để làm đai xe ô tô, lốp xe hay may các loại trang phục có khả năng chịu lực tốt….

HWM Viscose

Loại vải HWM Viscose nổi trội với khả năng thấm hút. Nhờ vậy mà các khâu làm bóng cũng như vệ sinh vải trở nên thuận tiện hơn rất nhiều. Điều đặc biệt là vải không kỵ nước. Do đó, khi giặt vải HWM Viscose bạn không cần lo lắng về chất lượng. Loại vải này được ứng dụng rất nhiều trong việc may đồ thể thao hay quần áo đồng phục.

Ứng dụng của vải Viscose trong cuộc sống

Với nhiều ưu điểm tiên tiến, vải Viscose cũng được ứng dụng một cách linh hoạt trong cuộc sống. Không chỉ trong ngành may mặc, chất liệu vải này còn được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác. Cụ thể là:

Trong ngành dệt may

Trong lĩnh vực may mặc, vải Viscose được dùng để thay thế cho tơ lụa đắt đỏ. Điều này giúp cho giá thành của sản phẩm được bán ra dễ chịu hơn. Ứng dụng của chất vải này khá đa dạng như: Trong một số trường hợp, vải Viscose còn được dùng để may vỏ chăn, gối và rèm cửa.
Ứng dụng của vải Viscose trong cuộc sống
Vải Viscose được dùng nhiều trong lĩnh vực may mặc

Trong các ngành khác

Ngoài việc ứng dụng trong ngành may mặc thì chất vải Viscose còn được dùng để thiết kế nhiều vật dụng khác. Điển hình như dùng để sản xuất lốp xe, đai ô tô. Ngoài ra còn được dùng để sản xuất các loại giấy bóng kính.

Cách bảo quản và vệ sinh vải Viscose

Để chất liệu vải Viscose giữ vững được các giá trị tốt nhất, thời gian sử dụng lâu dài, người dùng nên chú ý các bước bảo quản dưới đây:
  • Nên ưu tiên làm sạch vải bằng tay và dùng nước lạnh. Trong quá trình làm sạch nên hạn chế các thao tác vắt hoặc làm xoăn để tránh gây tác động xấu đến kết cấu vải.
  • Dùng khăn bông khô để thấm hết nước trên vải sau đó treo lên móc.
  • Nếu dùng máy để giặt hãy sử dụng chế độ quay ở trạng thái nhẹ nhàng nhất. Bởi vì, nguyên liệu này trong nhiều trường hợp rất dễ bị co giãn.
  • Hạn chế việc xếp gọn bởi vì vải dễ hình thành nếp.
  • Khi phơi hãy ưu tiên phơi ở những vị trí có nắng vừa phải. Nên tránh phơi vải ở môi trường có nhiệt độ cao vì có thể làm cho bề mặt của vải bị xấu đi nhiều lần.
Cách bảo quản và vệ sinh vải Viscose
Bảo quản và vệ sinh vải Viscose không quá khó khăn như cách bạn vẫn nghĩ
Trên đây là chi tiết về chất liệu vải Viscose là gì. Tin rằng bạn đã nắm được những thông tin quan trọng liên quan đến sợi vải. Nếu cần công ty may đồng phục văn phòng Đà Nẵng hoặc bất cứ đâu, hãy để Thanh Hưng hỗ trợ bạn nhé!
Xem thêm:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0905.195.659
icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon
chat-active-icon